Mô Hình Kinh Doanh Chuỗi Cửa Hàng Và Những Điều Doanh Nghiệp Cần Biết

Kinh doanh chuỗi cửa hàng là mô hình đang được nhiều doanh nghiệp bán lẻ theo đuổi nhằm tăng doanh thu và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường. Vậy mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng có những phân loại và đặc điểm nào đáng chú ý? Cùng Nam Sơn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thế nào là mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng?

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng là hình thức phân phối nguồn vốn của doanh nghiệp/chủ thể kinh doanh vào một chuỗi các cửa hàng bán lẻ hàng hóa hữu hình và dịch vụ.

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng
Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Doanh nghiệp có thể thuê một đội ngũ nhân sự gồm quản lý cửa hàng và nhân viên để điều hành và giám sát hoạt động kinh doanh của từng cửa hàng trong chuỗi rồi báo cáo lại cho doanh nghiệp.

Những đặc điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng.

Một mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng thường có những đặc điểm sau đây:

  • Một chuỗi cửa hàng thường có từ hai cửa hàng trở lên, được dàn trải đều trên khắp thị trường mục tiêu của doanh nghiệp chủ quản. Các cửa hàng bán lẻ trong chuỗi thường được kết nối và quản lý bởi một trụ sở trung tâm.
  • Các cửa hàng này sẽ kinh doanh một hay nhiều sản phẩm tùy vào định hướng của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể tự sản xuất hàng hóa hay nhập hàng từ một một doanh nghiệp khác để từ đó trữ trong kho rồi phân phối hàng xuống các cửa hàng trong chuỗi. Các cửa hàng này sẽ trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng và đem doanh thu về cho doanh nghiệp.
  • Tùy vào nguồn vốn và kế hoạch của doanh nghiệp mà mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng có thể được mở rộng đến nhiều thị trường khác nhau. Mỗi một cửa hàng mới được mở ra, doanh nghiệp sẽ có thêm một phương tiện để tiếp cận tập khách hàng tiềm năng mới.
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng có những phân loại nào?

Theo sản phẩm kinh doanh

  • Chuỗi kinh doanh/bán lẻ hàng hóa.
  • Chuỗi kinh doanh/bán lẻ dịch vụ.

Theo số lượng dịch vụ được cung cấp trong chuỗi

  • Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ.
  • Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế.
  • Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ.

Theo dòng sản phẩm cung ứng

  • Chuỗi cửa hàng chuyên biệt.
  • Chuỗi cửa hàng tiện lợi
  • Chuỗi cửa hàng bách hóa.
  • Chuỗi siêu thị.
  • Chuỗi trung tâm thương mại.

Theo phương thức tổ chức kinh doanh

  • Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular chain):  Đây là hệ thống chuỗi cửa hàng được sở hữu bởi một doanh nghiệp.
  • Chuỗi cửa hàng tự nguyện (Voluntary Chain): Các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh cùng một mặt hàng sẽ liên kết với nhau để cùng nhau mở rộng quy mô và thu về khoản lợi nhuận lớn.
  • Nhượng quyền thương mại: Doanh nghiệp sẽ bán bản quyền thương hiệu và công thức kinh doanh của mình cho một bên thứ 3 để họ tự mở cửa hàng và kinh doanh dưới tên thương hiệu của doanh nghiệp.
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Theo phương thức bán hàng

  • Chuỗi cửa hàng truyền thống.
  • Chuỗi cửa hàng hiện đại.

Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng

Bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng có những ưu nhược điểm của riêng mình mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi bắt tay vào thực hiện, và mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm

  • Vì được tổ chức bài bản và có các chiến lược về giá cả để cạnh tranh với đối thủ nên sản phẩm được bán từ các cửa hàng của một chuỗi bán lẻ thường có mức giá rẻ hơn so với các cửa hàng bán lẻ độc lập. Do đó mô hình này thường được khách hàng lựa chọn làm nơi mua sắm.
  • Các cửa hàng trong chuỗi cũng không cần tốn nhiều chi phí cho quảng cáo vì doanh nghiệp thường gộp tất cả cửa hàng vào chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu.
  • Các cửa hàng có thể bù trừ doanh số cho nhau nếu một hoặc vài cửa hàng không đạt mục tiêu doanh thu. Bên cạnh đó có thể luân chuyển nhân viên qua lại giữa các cơ sở một cách linh hoạt để hỗ trợ nhau.
  • Vì mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng mà không phải quan trung gian nên sẽ mang lại hiệu quả quản trị cao.
  • Mỗi cửa hàng trong chuỗi lại có các chỉ tiêu tài chính khác nhau, cho nên nếu một cửa hàng buộc phải đóng cửa thì cũng không ảnh hưởng đến những cửa hàng còn lại.
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Nhược điểm

Tuy mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng nhưng mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng cũng tồn tại không ít nhược điểm mà doanh nghiệp cần cân nhắc:

  • Các cửa hàng thường không có khả năng cung cấp cho khách hàng đa dạng sản phẩm vì cửa hàng chỉ tập trung phân phối những sản phẩm chủ lực theo định hướng và kế hoạch của doanh nghiệp.
  • Việc mở quá nhiều cửa hàng cũng gây khó khăn cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Thậm chí nếu không tổ chức quản lý khoa học thì thiệt hại về mặt tài chính sẽ là rất lớn.
  • Đội ngũ quản lý tại các cửa hàng không thể tự mình đưa ra các quyết định lớn đối với cửa hàng mà phải tuân thủ theo chỉ đạo của doanh nghiệp chủ quản.
  • Hàng hóa được dự trữ tại các cửa hàng trong chuỗi có nguy cơ “chết yểu” vì cửa hàng, thậm chí là doanh nghiệp không thể ngay lập tức đưa ra sự điều chỉnh cho chất lượng, tính năng,…của sản phẩm nếu có một sự biến đổi lớn và bất ngờ của thị trường kinh doanh.
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng
    Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Như vậy thông qua bài viết này, Nam Sơn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay dịch vụ tư vấn phát triển chuỗi bán lẻ của chúng tôi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Gọi điện thoại
0941.558.555
Chat Zalo